KỸ NĂNG SƠ CỨU NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

Trong nghề bảo vệ có rất nhiều kỹ năng cần phải chú ý đến, kỹ năng sơ cứu người bất tỉnh là một trong những kỹ năng quan trọng mà một nhân viên bảo vệ cần phải trang bị để sử dụng trong những tình huống cần thiết khi có người bị bất tỉnh.

Khi gặp sự cố về người, nhân viên bảo vệ luôn phải tập chung quan sát và kiểm soát được tình hình diễn ra tại mục tiêu, không để nạn nhân bị rơi vào tình trạng ngày càng nguy kịch hơn trong khi chờ xe cấp cứu đến, luôn có trách nhiệm và nhanh nhẹn trong mọi thao tác hành động của mình để tình huống không ngày một xấu đi và đảm bảo rằng mình luôn trong tư thế sẵn sàng cho việc sơ cứu nạn nhân, ứng dụng có hiệu quả những gì đã được đào tạo trước đó ở công ty bảo vệ.

Dưới đây là một vài bài học về kỹ thuật sơ cứu người mà nhân viên bảo vệ cần biết:

  1.      TÌNH TRẠNG NẠN NHÂN NÔN MỬA

Khi có nạn nhân rơi vào tình trạng nôn mửa cần phải thực hiện thao tác nghiêng đầu của nạn nhân sang một bên, sau khi nạn nhân đã nôn xong nhân viên bảo vệ cần vệ sinh cho họ và bắt đầu tiếp tục hô hấp nhân tạo cho nạn nhân (nếu cảm thấy điều này là cần thiết).

* Khi rơi vào tình huống này nhân viên bảo vệ cần phải thật bình tĩnh và bản lĩnh, chú ý lắng nghe, quan sát xem những phản ứng của nạn nhân như thế nào, tình trạng nguy hiểm của nạn nhân ở mức nào? có cần đến sự giúp đỡ của 115 hay không? nhanh chóng đưa nạn nhân đến một cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

  1.      TÌNH TRẠNG NẠN NHÂN BẤT TỈNH

Trong trường hợp nạn nhân không còn ý thức được mình đang như thế nào và không còn phản ứng được lại với những gì diễn ra xung quanh, thì nhân viên bảo vệ cần phải liên  lạc để xe cấp cứu đến và bắt đầu tiến hành quá trình hô hấp, trong quá trình hô hấp cần phải kiểm tra đường thở và nhịp tim nạn nhân, đảm bảo nó không rơi vào tình trạng nguy kịch.

Nhân viên bảo vệ cần phải thao tác những động tác mà đã được huấn luyện trước đó mộ cách thuần thục nhuần nhuyễn để việc hô hấp nhân tạo được diễn ra thuận lợi, nạn nhân thỏa mái và dễ hơn trong quá trình thở.

Trong khi thao tác hô hấp cho nạn nhân, nhân viên cần chú ý đến lồng ngực của nạn nhân để xem ngực nạn nhân có lên – xuống hay không? có phản ứng tích cực với những gì mình làm hay không?

Luôn tập chung chú ý đến nạn nhân để nghe được nhịp thở của nạn nhân, nắm bắt được tình hình để kiểm soát, không để nhịp thở ngày một yếu hơn mà không có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu đến nhân viên bảo vệ cần phải thường xuyên kiểm tra nhịp đập mạch máu của nạn nhân để xác định được nạn nhân đang trong tình trạng nào? còn thở hay không?

  1.      TÌNH HUỐNG NẠN NHÂN TIM NGỪNG ĐẬP

Khi nạn nhân rơi vào tình trạng co giật, có biểu hiện ho không ngừng, nhịp thở không ở trong trạng thái bình thường, khi này bảo vệ cần phải tiến hành kiểm tra xem bên trong các bộ phận như mũi, họng nạn nhân có vật gì gây cản trở quá trình thở của nạn nhân hay không. Khi đã kiểm tra xong bảo vệ tiến hành quá trình ấn ngực, hô hấp nhân tạo. Nhân viên bảo vệ tiến hành đan hai tay của mình vào nhau rồi đặt lên lồng ngực của nạn nhân, thực hiện đi thực hiện lại trong vòng 30 lần động tác nhấn ngực nạn nhân xuống sâu khoảng 5cm rồi lại thả lỏng ra, thực hiện nhấn và thả lỏng ra với nhịp độ khoảng 100 lần/ phút.

Sau quá trình ấn ngực bảo vệ tiếp tục bóp chặt mũi nạn nhân và thực hiện động tác nâng cằm của nạn nhân lên, thực hiện quá trình hô hấp bằng miệng. Nhân viên bảo vệ cho miệng mình tiếp xúc trực tiếp với miệng nạn nhân sao cho miệng mình và miệng nạn nhân tiếp xúc đủ chặt và đủ kín. Thực hiện thổi hơi thở của mình vào miệng nạn nhân một cách từ từ với nhịp đều và chắc. Đối với nạn nhân là người lớn thì thực hiện động tác đó cứ 5 giây/ lần, còn nếu nạn nhân là trẻ nhỏ thì thực hiện động tác đó 3 giây/ lần. Trong khi thổi phải kiểm tra xem nạn nhân có phồng ngực khi mình thổi vào không, trường hợp nạn nhân không có dấu hiệu phồng ngực khi chúng ta thổi thì cần phải xem xét và thực hiện lại quá trình hô hấp bằng miệng.

Trong quá trình hô hấp bằng miệng thì nhân viên bảo vệ cần chú ý đến nạn nhân xem họ có nhịp thở đều chưa, có thể tự thực hiện thở được hay chưa? Nếu thấy nạn nhân vẫn chưa thở được thì bảo vệ tiếp tục thực hiện động tác hô hấp đó cho đến khi nạn nhân có thể tự thở được hoặc đến khi có xe cấp cứu, cứu thương đến và đưa đi.

** Công ty bảo vệ Việt Nhật Yuki luôn chú trọng đến quá trình đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên bảo vệ, trang bị cho nhân viên những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, để có thể đem đến những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất đến khách hàng, làm cho khách hàng có cái nhìn tích cực hơn đối với nghề bảo vệ.

 

HOTLINE: 0938 307 662

error: Content is protected !!